Nam Moâ A Di Ñaø Phaät
Laø taùnh ñöùc cuûa töï taùnh

tinhdotong.vn

MỘT MÔN THÔNG RỒI, TẤT CẢ KINH ĐỀU THÔNG, MỘT MÔN THẤY TÁNH

MỘT MÔN THÔNG RỒI,

TẤT CẢ KINH ĐỀU THÔNG,

MỘT MÔN THẤY TÁNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong Pháp Bảo Đàn Kinh có Pháp Đạt Thiền Sư, đọc Kinh Pháp Hoa ba ngàn lần mà chưa khai ngộ. Đến Tào Khê lễ bái Lục Tổ, Lục Tổ nói với Thiền Sư, lập tức Thiền Sư khai ngộ. Chúng ta nghe những lời Lục Tổ dạy mà không khai ngộ, nhưng Thiền Sư nghe rồi bèn khai ngộ.

Nguyên nhân gì?

Vì Thiền sư có nền tảng ba ngàn bộ Kinh Pháp Hoa, cũng có nghĩa là Thiền Sư đã đạt đến bờ khai ngộ rồi, còn thiếu một tí nữa thôi. Đến Tào Khê Lục Tổ điểm một cái bèn khai ngộ ngay. Đạo lý là như vậy.

Điển hình của người xưa có rất nhiều, chúng ta nghe nhiều và thấy cũng rất nhiều, nhưng sao ta không giác ngộ?

Nếu như nghe rồi mà bắt chước làm theo thì sẽ thành công thôi. Những điều chúng ta thấy, nghe trong thời cận đại, những người niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, khi qua đời hiện ra tướng tốt, người thì ngồi vãng sanh, người thì đứng vãng sanh, quý vị quan sát kỹ xem, họ đều là nhất môn thâm nhập, một bộ Kinh, một câu Phật hiệu.

Rất đơn giản, đâu có phiền phức?

Thật sự thành công rồi, về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, dễ dàng minh tâm kiến tánh.

Vì sao?

Vẫn là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc sự lợi ích đó rất lớn. Phàm Thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, đều là Bồ Tát A duy việt trí, điều đó thật đáng nể.

Bồ Tát A duy việt trí có năng lực phân thân, phân ra vô lượng vô biên thân. Hàng ngày ngoài việc nghe Đức Phật A Di Đà nói pháp, muốn nghe pháp gì có pháp đó, nghe được pháp đó.

Chúng ta đoán thử xem họ muốn nghe pháp gì?

Chắc chắn họ muốn nghe những bộ Kinh mà bình thường họ đã học qua, tuyệt đối họ không học rộng nghe nhiều. Chúng ta có thể tưởng tượng ra, học rộng nghe nhiều là loạn tạp mất. Cho nên chỗ này nhất định phải hiểu, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhiều Kinh, thuyết nhiều pháp môn, là vì tất cả chúng sanh, chứ không phải vì ta.

Trong tất cả chúng sanh những người biết học, các vị Đại Sư khảo học trò, họ biết chăng?

Câu này hỏi hay quá, biết chăng?

Người biết họ bèn học một bộ, người không biết học rất nhiều, học rộng nghe nhiều, sai lầm lớn. Một môn thông rồi, tất cả Kinh đều thông. Một môn là thấy tánh.

***