Nam Moâ A Di Ñaø Phaät
Laø taùnh ñöùc cuûa töï taùnh

tinhdotong.vn

NGOÀI CHẲNG CHẤP TƯỚNG, TRONG CHẲNG ĐỘNG TÂM LÀ TIÊU CHUẨN CỦA TÂM THANH TỊNH

NGOÀI CHẲNG CHẤP TƯỚNG,

TRONG CHẲNG ĐỘNG TÂM LÀ

TIÊU CHUẨN CỦA TÂM THANH TỊNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Cả đời Ấn Tổ cực lực đẩy mạnh việc lưu thông Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, và An Sĩ Toàn Thư. Chúng ta ngày nay hiểu rõ dụng ý ấy, duy chỉ có những thứ này mới có thể cứu cấp, có thể cứu vãn xã hội, tiêu tai miễn nạn.

Phật Pháp tuy rất tốt nhưng chẳng còn kịp nữa, nhất định phải đại chúng hóa, phổ biến rộng ra mới có hiệu quả. Ba cuốn sách này đích thật là cơ sở để học Phật.

Có được cơ sở này thì niệm Phật phát nguyện vãng sanh mới thật sự nắm chắc. Ba cuốn sách này có thể giúp người hiện đại xây dựng nhận thức chung, nhận thức chung này chính là nhận thức về nhân quả, khẳng định là có nhân quả báo ứng.

Nếu chẳng thay đổi từ tâm lý, hành vi thì niệm Phật cũng chẳng được vãng sanh. Trong Kinh nói rất rõ ràng, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là nơi những người thiện nhất tụ hội, nếu tâm hạnh của chúng ta chẳng thiện thì làm sao có thể vãng sanh.

Tâm tịnh thì Cõi Phật Tịnh, tâm thanh tịnh là tâm thiện nhất. Hết thảy tai họa đều từ phiền não sanh khởi, đều từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sanh khởi. Nếu tâm địa thanh tịnh thì những tai nạn này sẽ tiêu trừ.  Xa lìa hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì tâm mới được thanh tịnh.

Trong Kinh Kim Cang có nói: Chẳng chấp vào tướng, như như chẳng động. Chẳng chấp vào tướng tức là khi sáu căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài chẳng bị dụ hoặc thì gọi là chẳng chấp tướng.

Ðương lúc tiếp xúc ngoại cảnh nếu trong tâm chẳng khởi tham, sân, si, mạn, chẳng khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì gọi là chẳng động tâm. Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm là tiêu chuẩn của tâm thanh tịnh. Ngàn Kinh Vạn Luận, vô lượng pháp môn đều giảng về việc này, đều hy vọng chúng ta đạt đến mức này.

***