Nam Moâ A Di Ñaø Phaät
Laø taùnh ñöùc cuûa töï taùnh

tinhdotong.vn

PHƯỚC BÁO CỦA NGƯỜI BÂY GIỜ LÀ GIẢ KHÔNG PHẢI THẬT

PHƯỚC BÁO CỦA NGƯỜI BÂY GIỜ

LÀ GIẢ KHÔNG PHẢI THẬT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Những lời trong Kinh, mỗi chữ mỗi câu, đều là đương thời Đức Thế Tôn tuyên thuyết, các vị đệ tử ghi chép, truyền lại cho đời sau.

Hai ngàn năm trước truyền đến Trung Quốc, người Trung Quốc phiên dịch khẳng định đáng tin cậy, điều này rất khó bảo người ta tin tưởng được. Khi tôi mới học Phật, có nhiều điều nghi hoặc, tôi bàn luận với thầy Phương, thỉnh giáo thầy Lý. Thầy Phương bảo tôi, bởi tôi thỉnh giáo thầy về vấn đề này.

Lúc đó hàng loạt Kinh Điển tiếng Phạn truyền đến Trung Quốc, sau khi dịch ra chữ hán, vì sao Kinh Điển tiếng Phạn, không bảo tồn lại?

Trong sự tưởng tượng của chúng ta, lẽ ra phải thâu thập những Kinh Điển này và bảo tồn lại. Thầy Phương bảo tôi, người Trung Quốc xưa không giống như bây giờ.

Không giống ở điểm nào?

Người bây giờ đối với bản thân không có tín tâm, không tự tin. Người xưa có lòng tự tin mạnh mẽ. Chúng ta dịch Kinh Điển tiếng Phạn, chắc chắn không dịch sai ý, văn tự còn hoa mỹ hơn tiếng Phạn.

Nói cách khác, Kinh Điển bằng chữ hán có thể thay cho Kinh Điển tiếng Phạn, không cần dùng tiếng Phạn nữa, đây là khí khái. 

Cho nên không còn coi trọng Kinh Điển tiếng Phạn nữa. Đó là lý do tại sao không thể truyền lại nguyên văn tiếng Phạn, thầy Phương nói với tôi như vậy. Hai nữa là nói về phiên dịch, chúng ta dùng một quyển Cổ Văn, Cổ Văn dịch thành văn mới, cạn hơn Kinh Phật nhiều.

Ba người phiên dịch ba kiểu, có thể dịch được nguyên vị của nó sao?

Khó lắm. Chúng ta trở lại Kinh Văn, thì biết được Kinh Phật dịch không dễ.

Thầy Giáo nói với tôi như thế nào?

Phiên dịch Kinh Điển không phải là người thường, vậy phải là người như thế nào?

Là người tái sanh.

Trong số Cao Tăng phiên dịch Kinh Điển, phần nhiều là Bồ Tát tái sanh, A La Hán tái sanh, quả vị thấp nhất cũng là A Na Hàm, có tu có chứng, làm sao họ dịch sai được?

Ý nói là ở thời đại đó người Trung Quốc có phước báo lớn.

Nếu phước báo không lớn, không có đức hạnh, thì làm sao cảm được Phật Bồ Tát đến giúp quý vị dịch Kinh?

Bây giờ đạo đức, phước báo của người thế gian so với người xưa thì thua quá xa, thật giống như ở đây nói kẻ ăn xin đứng bên vị Đế Vương vậy. Phước báo của người bây giờ là giả, không phải thật.

Vì sao nói như vậy?

Vì họ không truyền đến ba đời, tức là giả rồi. Ngày xưa nhà bình dân truyền mấy trăm đời. Gia đạo, gia quy, gia học, gia nghiệp của người xưa truyền từ đời này đến đời khác, đến thời kỳ Dân Quốc mới suy.

Dân Quốc hai mươi năm đầu vẫn còn thấy kiểu đại gia đình này. Chiến tranh Trung Nhật, sau chiến tranh thì không còn nữa. Cho nên tám năm kháng chiến, tổn thất lớn nhất của Trung Quốc không phải sinh mạng và tài sản, mà là nền truyền thống văn hóa của Trung Quốc bị tiêu diệt, e rằng không thể phục hưng được nữa.

Đây là điều bi thảm nhất. Xã hội Trung Quốc gặp phải đại nạn như vậy, nguyên do là ở chỗ này. Nếu như gốc rễ này không bị mất đi, thì xã hội ngày nay chắc chắn trị an lâu bền giống như ngày xưa vậy, sẽ mang đến sự an định hòa bình cho toàn thế giới. Chúng ta lắng đọng tâm tư mà tư duy quan sát, thì tự nhiên sẽ hiểu rõ đạo lý này.

***