Nam Moâ A Di Ñaø Phaät
Laø taùnh ñöùc cuûa töï taùnh

tinhdotong.vn

TẤT CẢ NHỮNG THỨ NÀY ĐỀU LÀ DO NGHIỆP BÁO ĐỜI QUÁ KHỨ TẠO RA

TẤT CẢ NHỮNG THỨ NÀY ĐỀU LÀ

DO NGHIỆP BÁO ĐỜI QUÁ KHỨ TẠO RA

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong Kinh nói địa ngục chỉ có hai loại người có thể thấy được, một là người tạo tội đi chịu trừng phạt biến hiện ra. Còn loại thứ hai là Bồ Tát đi vào địa ngục để cứu chúng sanh.

Không phải hai loại này, địa ngục ở ngay trước mặt bạn cũng không thấy được, cho nên ông Chương nhìn không thấy. Như vậy mới nói rằng đây không phải vấn đề tàn khốc và nhân từ, mà là tội tánh biến hiện ra quả báo. Cũng giống như một người thường ngày hay làm ác, ban đêm thường có ác mộng.

Ai làm cho họ có những ác mộng như vậy?

Là tự tánh của họ biến hiện ra, tuyệt đối không phải là người khác tạo ra ác mộng để cho người đó chịu, là tự người đó biến hiện ra.

Tội từ đâu hình thành nặng như vậy?

Phật nói với chúng ta, đối tượng của tội mà người kể ở trên tạo ra không phải là đối với hai vị Pháp Sư. Nếu bạn phỉ báng hai người này, thật tình mà nói không phải là tội nặng lắm.

Tội là từ chỗ nào mà tính?

Là từ chỗ tất cả những tín đồ thính chúng ở trong khu vực này tại vì những lời phỉ báng đó mà không tin Phật, không chịu nghe Phật Pháp nữa, không chịu noi theo Phật Pháp mà tu hành.

Họ đem thiện căn của những người trong khu vực này đoạn mất, đem pháp thân huệ mạng của những chúng sanh này đoạn dứt. Tội là từ chỗ này mà tính, vì thế nên tội này rất nặng.

Trong Kinh Phật nói giết người đoạt mất thân mạng người là chuyện nhỏ. Bạn giết đi một người, bốn mươi chín ngày sau họ đi đầu thai trở lại. Một người bị giết đi rất dễ lấy được thân người trở lại, tại vì bị giết không có tội, chỉ có người đi giết người mới có tội.

Trong đời này tôi được thân người, nhờ tôi còn một chút phước thừa, tuy là bị người khác giết đi, bốn mươi chín ngày sau đầu thai cũng có thể làm người trở lại. Ðời sau còn có thể tiếp tục hưởng phước. Cho nên giết người lấy mạng người thì tội nhẹ, tội làm mất huệ mạng của người mới nặng.

Nghe được Phật Pháp không phải dễ, cơ duyên này thật là rất khó được, rất khó gặp. Trong Kinh có nói nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn, nghĩa là thân người khó được, Phật Pháp khó được nghe. Nghe được Phật Pháp còn khó hơn được thân người, điều này là thật không phải giả đâu.

Một người trong đời này có thể nghe được Phật Pháp, nếu có thể giác ngộ tỉnh thức được, người đó trong đời này sẽ làm Phật. Họ thành Phật, bạn thử nghĩ xem, Chư Phật Như Lai sẽ không ngớt lời khen ngợi công đức của người đó.

Nếu bạn hôm nay đem cái cơ duyên này cắt đứt mất, tội của bạn nặng bao nhiêu?

Tội là từ chỗ này mà tính. Cho nên Phật nói phạm tội này phải đọa địa ngục A tỳ mười tám triệu năm, từ địa ngục ra vẫn còn quả báo thừa. Từ địa ngục ra mới được làm người. Phật nói trong vòng năm trăm đời, khi sanh ra bị mù không có mắt. Phải chịu đui mù ngay từ lúc lọt lòng.

Sau năm trăm đời tội đó từ từ nhẹ đi, nhưng vẫn thường sanh ở biên địa. Trong Phật Pháp biên địa nghĩa là những địa phương mà tiêu chuẩn văn hóa rất lạc hậu, người thường rất ngu dốt, không được học hành, nghèo nàn, thường bị người khác chê bai, trêu chọc, ức hiếp. Tất cả những thứ này đều là do nghiệp báo đời quá khứ tạo ra.

***